Chất thải là gì? 10+ Loại chất thải phổ biến hiện nay

Chất thải là gì? Có những loại chất thải nào? Thực trạng ô nhiễm chất thải và phương pháp xử lý chất thải như thế nào hiệu quả? Hãy cùng Hành Tinh Xanh đi tìm lời giải cho tất cả các vấn đề trên ngay tại bài viết này nhé!

Chất thải là gì

Chất thải là gì?

1. Chất thải là gì?

Chất thải (tên tiếng anh là Waste) là các vật liệu, sản phẩm hoặc chất còn lại không có giá trị và không còn được sử dụng nữ. Chất thải được sản xuất từ các hoạt động của con người trong sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, y tế,… Chúng có thể tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau, bao gồm chất thải rắn, chất thải lỏng và khí thải.

Chất thải với rác thải là hai khái niệm khác biệt nhưng thường bị nhiều người đánh đồng với nhau. Trên thực tế, rác thải thường chỉ là một bộ phận nhỏ của chất thải.

Rác thải: Chỉ các loại chất thải rắn sinh hoạt như: đồ ăn thừa, bao bì, ống hút nhựa, chai lọ đựng nước, quần áo cũ,…

Chất thải: Bao gồm tất cả các loại rác thải sinh hoạt và chất thải ở nhiều hoạt động khác của con người như chất thải y tế, chất thải công nghiệp,…

2. Phân loại các loại chất thải thường gặp hiện nay

Hiện nay có rất nhiều loại chất thải khác nhau, vì vậy chúng ta nên phân loại các loại chất thải để dễ dàng quản lý và xử lý một cách hiệu quả nhất. Vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu cách phân loại các loại chất thải thường gặp hiện nay.9

2.1. Phân loại theo nguồn gốc

Phân loại chất thải theo nguồn gốc

Phân loại chất thải theo nguồn gốc

Theo nguồn gốc tạo ra chất thải, chúng ta thường gặp:

Chất thải sinh hoạt là gì

Chất thải sinh hoạt là những vật chất được thải bỏ từ trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người tại gia đình, văn phòng công ty,…

Các loại chất thải sinh hoạt thường gặp đó là: túi nilon, vỏ chai, vỏ lon, quần áo cũ, giấy tờ, sách vở, bìa cartoon, thức ăn thừa, rau củ hỏng,…

Chất thải công nghiệp là gì

Chất thải công nghiệp là vật chất tạo ra trong quá trình sản xuất công nghiệp trong nhà máy, nhà xưởng.

Các loại chất thải công nghiệp hay gặp như: thuốc nhuộm, dầu thải, tro, bụi, vặn, kim loại, vải, gỗ,…

Chất thải nông nghiệp là gì

Chất thải nông nghiệp là chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất nông nghiệp.

Các loại chất thải nông nghiệp phổ biến đó là: phân bón, thuốc trừ sâu, cây giống hư hỏng,…

Chất thải y tế là gì

Chất thải y tế là các loại vật chất được thải ra từ các hoạt động y tế và chăm sóc sức khỏe ở các bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế, nhà dưỡng lão,…

Chất thải y tế hay gặp gồm có: bông băng, xi  lanh, kim tiêm, gạc, găng tay y tế, thiết bị y tế cũ hỏng,…

2.2. Phân loại theo tính chất

Phân loại rác thải theo tính chất không nguy hại và nguy hại

Phân loại rác thải theo tính chất không nguy hại và nguy hại

Xét về tính chất, chất thải sẽ được chia làm 2 loại:

Chất thải không nguy hại

Là chỉ các loại chất thải không có khả năng gây hại cho con người và môi trường. Chúng có thể được xử lý một cách an toàn thông qua các phương pháp như tái sử dụng, tái chế hoặc xử lý thông qua phương pháp sinh học.

Một số loại chất thải không nguy hại thường thấy như: lá cây rụng, vỏ cây, thức ăn thừa,…

Chất thải nguy hại

Là chỉ các loại chất thải có khả năng gây hại cho con người và môi trường. Chất thải nguy hại thường không thể tự phân hủy và bắt buộc phải xử lý theo các quy trình đặc biệt.   

Chất thải nguy hại hay được nhắc đến như các hóa chất độc hại, chất ăn mòn, chất dễ cháy, nổ,…

2.3. Phân loại theo hình thức tồn tại

Phân loại chất thải theo hình thức tồn tại

Phân loại chất thải theo hình thức tồn tại

Khi tìm hiểu chất thải là gì, chúng ta có thể căn cứ vào hình thức tồn tại của chúng để phân ra làm 3 loại sau:

Chất thải rắn

Chất thải rắn chỉ những vật chất, sản phẩm hư hỏng, không còn được sử dụng tồn tại ở thể rắn mà còn người có thể nhìn thấy và cầm nắm.

Một số loại chất thể rắn có thể kể tên như: chất thải rắn sinh hoạt (bao bì, túi nilon, thức ăn thừa,…), chất thải rắn y tế (bông băng y tế, găng tay cao su,…),….

Chất thải lỏng

Chất thải lỏng là các loại chất thải tồn tại ở thể lỏng.

Chất thải lỏng thường bao gồm có các loại nước thải sinh hoạt, nước thải nhà máy, dầu thải, hóa chất, chất thải y tế lỏng,…

Chất thải khí

Chất thải khí là nhóm các chất thải tồn tại ở thể khí thường được sinh ra trong các quá trình đốt cháy nguyên liệu, gia nhiệt trong sản xuất,…

Chất thải khí hay gặp như khói thải nhà máy, khí thải phương tiện giao thông,…

3. Chất thải sinh ra từ đâu?

Mặc dù phần đa mọi người đều có thể nhận biết chất thải song không phải ai cũng rõ nguồn gốc sinh ra chất thải. Trên thực tế, có khá nhiều hoạt động góp phần tạo ra chúng. Cụ thể như:

Sinh hoạt hàng ngày của con người

Các hoạt động ăn uống, sinh sản, mua sắm, vui chơi,… thông thường của con người được xem là một trong những nguồn chính tạo ra chất thải. Nhóm chất thải phát sinh trong trường hợp này bao gồm đồ gia dụng hư hỏng, bao bì nhựa, túi nilon, thực phẩm thừa, giấy tờ,…

Quá trình sản xuất công nghiệp, nông nghiệp

Trong quá trình sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, con người có thể tạo ra nhiều loại chất thải khác nhau như nguyên liệu khoáng sản dư thừa, chất thải hóa chất từ nhà xưởng, các loại kim loại, vải sợi,… Phần đa các loại chất thải sinh ra từ quá trình này thường không dễ xử lý và nếu không có biện pháp đối phó hiệu quả, chúng sẽ mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho môi trường và an toàn của các loại sinh vật sống, trong đó bao gồm cả nhân loại.

4. Thực trạng ô nhiễm môi trường do chất thải ở Việt Nam hiện nay

Thực trạng ô nhiễm môi trường do chất thải ở Việt Nam đang ở mức báo động

Thực trạng ô nhiễm môi trường do chất thải ở Việt Nam đang ở mức báo động

Thời gian qua, Việt Nam đang phải đối mặt với thực trạng ô nhiễm môi trường do chất thải ngày một nghiêm trọng. Với sự tăng trưởng dân số, nhu cầu tiêu dùng và phát triển công nghiệp cũng ngày một nâng cao. Điều này có thể tạo ra lượng lớn chất thải và gây áp lực lớn cho hệ thống quản lý môi trường.

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, khối lượng chất thải trung bình được tạo ra tại Việt Nam mỗi năm là con số khổng lồ. Nếu chỉ tính riêng chất thải rắn sinh hoạt đã là 25 triệu tấn và trong đó có đến 2.9 triệu tấn rác thải nhựa. Con số này đã đưa Việt Nam vào danh sách những quốc gia có tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt lớn nhất thế giới. Đồng thời, cũng mang đến nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng tại nhiều khu vực:

Ô nhiễm môi trường biển: Việt Nam hiện đứng thứ 4 trong nhóm những nước có môi trường biển bị ô nhiễm nặng do rác thải. Trong đó, có đến 70% nguyên nhân gây ra tình trạng này là do các chất thải bị xả ra từ đất liền.

Ô nhiễm không khí: Ô nhiễm không khí do khí thải công nghiệp, khí thải phương tiện và bụi bẩn đang ngày một leo thang. Trong đó, thủ đô Hà Nội là địa phương đứng đầu về chỉ số AQI ( trung bình 202).

Ô nhiễm đất: Rác thải rắn sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải nông nghiệp, nước thải công nghiệp,… đang hủy hoại môi trường đất tại nhiều khu vực. Từ đô thị đến nông thôn, vấn nạn ô nhiễm và suy giảm chất lượng đất đang đần trở thành thách thức lớn đối với các cơ quan ban ngành và cả cộng đồng.   

Ô nhiễm nước: Các loại nước thải, khí thải và chất thải rắn sinh hoạt được xả vào nguồn nước sông, hồ đang gây ra tình trạng ô nhiễm. Điều này đặc biệt nghiêm trọng đối với môi trường nước ở trong các khu đô thị, làng nghề hay xung quanh khu công nghiệp đòi hỏi chúng ta phải có biện pháp quản lý và xử lý hiệu quả.

5. Các biện pháp xử lý chất thải rắn hiệu quả

Đứng trước thực trạng ô nhiễm do chất thải đang ở mức báo động, việc tìm ra giải pháp khắc phục là điều vô cùng quan trọng và cấp thiết. Vậy hiện tại, phương án đối phó hữu hiệu với tình trạng chất thải là gì?

Tái sử dụng và tái chế

Tái sử dụng chai nhựa trồng cây giúp giảm lượng chất thải ra môi trường

Tái sử dụng chai nhựa trồng cây giúp giảm lượng chất thải ra môi trường

Quá trình tái sử dụng và tái chế cho phép chất thải được chuyển đổi thành sản phẩm có giá trị sử dụng. Điều này không chỉ giúp chúng ta tránh lãng phí tiền bạc cho mua sắm mà còn làm giảm lượng chất thải đổ ra môi trường. Đồng thời, cũng tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và năng lượng trong sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu con người.

Lưu ý: Nên trang bị sẵn thùng rác phân loại để hỗ trợ việc thu gom và lựa chọn phương án tái sử dụng, tái chế hiệu quả.

Các loại rác thải có thể tái sử dụng và tái chế như chai nhựa, thùng nhựa, thùng carton,…

Xử lý bằng nhiệt (đốt/nhiệt phân)

Quá trình đốt cháy hoặc nhiệt phân chất thải rắn có thể giảm kích thước và loại bỏ các chất gây ô nhiễm.  Tuy nhiên, khi thực hiện đòi hỏi quy trình xử lý chuyên dụng cùng các biện pháp kiểm soát khí thải hiệu quả để bảo đảm an toàn cho môi trường.

Phương pháp này thường được dùng để xử lý các chất thải y tế không nguy hại, bã thải sinh học đã xử lý,…

Chôn lấp

Chôn lấp là một trong những biện pháp xử lý rác truyền thống bằng cách đặt chúng trong các lớp đất dày để ngăn chặn tác động lên môi trường. Để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi thực hiện chôn lấp rác đòi hỏi không gian rộng lớn cùng biện pháp quả lý cẩn thận. Nếu không đáp ứng được những yêu cầu này có thể dẫn đến nguy cơ ô nhiễm mạch nước ngầm và không khí.

Các loại chất thải có thể xử lý bằng chôn lấp đó là: thức ăn thừa, bã thải thực phẩm, giấy, đất đá, bê tông, tro, gạch, gỗ, gốm, sứ,…

Áp dụng phương pháp sinh học

Sử dụng các quy trình sinh học như phân hủy, phân giải và xử lý chất thải bằng vi sinh vật là một trong những biện pháp tối ưu nhất hiện nay. Các phương pháp này có thể giảm thiểu đáng kể tác hại của chất thải đối với môi trường, đồng thời còn tạo ra được năng lượng tái tạo hoặc các vật chất có lợi. 

Thông thường, phương pháp sinh học sẽ áp dụng cho xử lý chất thải ở dạng hữu cơ như thức ăn thừa và chất  thải nông nghiệp. Các bạn có thể xem chi tiết cách xử lý rác thải để xử lý rác thải 1 cách hiệu quả và không ảnh hưởng đến môi trường. 

Bài viết trên đây đã đề cập một số thông tin liên quan đến vấn đề chất thải là gì cũng như các cách xử lý phù hợp có thể áp dụng. Hy vọng thông qua đó, bạn đọc sẽ có thêm được kiến thức hữu ích để định hướng đúng đắn phương án đối phó với vấn nạn rác thải mà mình bắt gặp.

Trong trường hợp muốn được hỗ trợ thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ ngay đến Hành Tinh Xanh thông qua các kênh sau:

Thông tin liên hệ

  • TRỤ SỞ CHÍNH

Địa chỉ: 524 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Số điện thoại:0981 228 766

  • CHI NHÁNH PHÍA NAM

Địa chỉ: 167/2 đường Bờ Bao Tân Thắng, P.Sơn Kỳ, Q.Tân Phú, TP.HCM.

Số điện thoại:0912 026 829

avatar
Lê Viết Hòe

Tôi là Lê Viết Hòe - trưởng phòng Marketing công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hành Tinh Xanh, là người chịu trách nhiệm về nội dung trên các kênh bán hàng của công ty Hành Tinh Xanh. Sở thích nghiên cứu thị trường và phân tích dữ liệu trải nghiệm người dùng qua các kênh marketing trực tuyến, đặc biệt là thông qua chỉ số trên nền tảng trực tuyến để mang lại trải nghiệm tốt nhất tới người dùng khi truy cập các kênh bán hàng của doanh nghiệp.

 

Bài viết khác

Đặt mua giá đựng hành lý hàng Việt, khách hàng
Đặt mua giá đựng hành lý hàng Việt, khách hàng…
Việc chọn lựa giá đựng hành lý trong nước thay vì hàng nhập ngoại mang đến vô số lợi ích, khiến khách hàng…
5+ cách giúp khách sạn tiết kiệm chi phí trang bị giá gác hành lý
5+ cách giúp khách sạn tiết kiệm chi phí trang…
Trong ngành khách sạn, việc trang bị giá gác hành lý không chỉ là một phần quan trọng trong việc tạo ra không…
Tổng hợp 4+ các lỗi hỏng trên giá gác hành lý gỗ thường gặp
Tổng hợp 4+ các lỗi hỏng trên giá gác hành…
Giá để hành lý gỗ không chỉ là một phần không thể thiếu trong không gian lưu trữ của các cơ sở như…
Kệ để hành lý khách sạn kém bền, nhanh hỏng vì các nguyên do sau
Kệ để hành lý khách sạn kém bền, nhanh hỏng…
Kệ để hành lý trong khách sạn không chỉ là một phần quan trọng của không gian lưu trữ mà còn phản ánh…
Phân biệt kệ hành lý inox chính hãng và nhái: Dễ hơn nếu bạn biết 5 cách sau
Phân biệt kệ hành lý inox chính hãng và nhái:…
Kệ inox đựng hành lý là một phần quan trọng trong không gian lưu trữ của các khách sạn, homestay hay resort. Tuy…

Danh Mục Sản Phẩm