Thực trạng ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế tại Việt Nam
Vấn nạn ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế tại Việt Nam thời gian qua vẫn luôn trong tình trạng báo động đòi hỏi những nỗ lực ngăn chặn để ứng phó kịp thời, hiệu quả. Bài viết ngày hôm nay sẽ gửi đến bạn đọc bức tranh toàn cảnh về thực trạng này. Cùng Hành Tinh Xanh theo dõi và suy ngẫm nhé!
Ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế
Rác thải y tế tại Việt Nam
Rác thải y tế tại Việt Nam
Theo các số liệu thống kê từ nhiều báo cáo của Cục Quản lý Môi Trường y tế năm 2022, hàng ngày có khoảng 440.7 tấn rác thải rắn y tế phát sinh tại Việt Nam. Trong đó, có khoảng 71.5 tấn rác thải xếp vào nhóm nguy hại.Ngoài ra, các hoạt động trong ngành này còn tạo ra trung bình 130.000 m3 nước thải mỗi ngày. Điều này mang đến nhiều nguy cơ cho môi trường cũng như gánh nặng cho hoạt động kiểm soát và xử lý.
Thời gian qua, các cơ quan ban ngành liên quan đã có những nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao hiệu suất hoạt động xử lý rác thải y tế. Thậm chí, đã có cả những quy định túi đựng rác thải y tế bằng văn bản để hướng dẫn, chỉ đạo việc thu gom rác an toàn ở các cơ sở khám chữa bệnh. Những thay đổi này mặc dù phần nào cải thiện hiệu năng xử lý chất thải song kết quả vẫn chưa được toàn diện do vẫn tồn tại những hạn chế về công nghệ cũng như trong khâu quản lý. Điều này dẫn đến tình trạng một lượng chất thải y tế vẫn bị thất thoát và đe dọa an toàn môi trường, đặc biệt là môi trường nước.
Thực trạng ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế tại Việt Nam
Tình trạng rác thải y tế tăng nhanh mang đến nhiều đe dọa cho môi trường tại Việt Nam
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế tại Việt Nam đã kéo dài trong nhiều năm và hiện ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Các cơ sở y tế thường sản sinh lượng lớn chất thải mỗi ngày, từ các loại thuốc hết hạn, vải bẩn, kim tiêm, vật dụng y tế và các chất thải phục vụ trong quá trình điều trị và chăm sóc sức khỏe. Đáng chú ý là nhiều cơ sở y tế không xử lý đúng cách các loại rác thải này, gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Trên thực tế, phần đa các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh tại Việt Nam đều chưa có hệ thống xử lý nguồn nước thải đạt chuẩn. Chính vì vậy, khi nước thải được xả trực tiếp sẽ tiếp cận và có thể gây ô nhiễm môi trường nước mặt một cách nghiêm trọng. Thậm chí, ở một số khu vực còn diễn ra tình trạng ứ đọng kéo dài dẫn đến ô nhiễm các mạch nước ngầm.
Nước thải y tế từ nhiều bệnh viện, cơ quan khám chữa bệnh có khả năng có mức độ độc hại vượt mức tiêu chuẩn cho phép. Cụ thể: 82.54% tụ cầu vàng, 15% trực khuẩn, 52% Ecoli,…Ngoài ra, nó còn có thể chứa lượng vi sinh cao gấp 1000 lần cho phép với sự góp mặt của các loại nấm, ký sinh trùng, virut,…. Với hàm lượng độc tố cao, nước thải y tế khi hòa lẫn vào nguồn nước sẽ gây ô nhiễm và phát tán các mầm bệnh và các chất đôc hại.
Bên cạnh nước thải, một lượng lớn chất thải rắn như ống tiêm, bông băng, khẩu trang, găng tay cao su,… đã qua sử dụng thay vì được thu gom bằng thùng rác nhựa và mang đi xử lý theo quy định thì lại bị xả ra môi trường. Hiểm họa mang lại từ chúng không hề thấp hơn so với nước thải. Điều này đe dọa trực tiếp đến an toàn hệ sinh vật dưới nước, đồng thời cũng mang đến các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động thực vật sinh sống lân cận.
Nhiều khu vực đang đối mặt với ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế nghiêm trọng
Vấn nạn ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế không phải chỉ xuất hiện nhỏ lẻ mà hiện đang phổ biến ở rất nhiều khu vực trên cả nước. Chính bởi vậy nên nó đòi hỏi sự chung tay góp sức của tất cả cơ quan, đoàn thể, ban ngành và các cộng đồng dân cư. Có như vậy mới đảm bảo tính khả thi khi áp dụng các giải pháp xử lý rác thải y tế và ngăn chặn ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế.
Trên đây là một số chia sẻ về vấn nạn ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế đang được quan tâm thời gian qua. Hy vọng, những thông tin sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thực trạng đáng quan ngại và tự ý thức được trách nhiệm của mình trong công cuộc bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp!
Bài viết khác
Danh Mục Sản Phẩm