Quy trình xử lý rác thải y tế hiệu quả với 4 bước
Lựa chọn đúng quy trình xử lý rác thải y tế đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì môi trường trong lành và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Điều này cũng góp phần không nhỏ đối với việc tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các bước thực hiện chi tiết của một quy trình xử lý rác thải y tế hiệu quả.
Quy trình xử lý rác thải y tế
Các Nội Dung Chính
Bước 1 – Thu thập và phân loại rác thải y tế
Bước 1 - Thực hiện thu thập và phân loại rác y tế
Quy trình xử lý rác thải y tế bắt đầu từ việc thu gom và phân loại rác tại nguồn. Để thực hiện, các cơ sở khám chữa bệnh cần trang bị đầy đủ các loại túi đựng rác và thùng rác y tế phân loại. Rác thải sinh ra từ các hoạt động nghiên cứu hoặc khám chữa bệnh như kim tiêm, băng gạc, vải, găng tay,… sẽ được đánh giá tính chất và đưa vào thùng chứa phù hợp.
Việc phân loại đúng giúp có thể giúp giảm các nguy cơ ô nhiễm môi trường do xả rác bừa bãi cũng như giảm nguy cơ lây nhiễm cho người thực hiện thu gom. Bên cạnh đó, nếu thực hiện hiệu quả bước này thì các công đoạn xử lý tiếp theo cũng có điều kiện tiến hành thuận lợi hơn.
Bước 2 – Tiệt trùng và xử lý rác thải y tế nguy hại
Bước 2 - Tiệt trùng và xử lý rác thải y tế nguy hại
Trong các loại rác đã được thu thập, phân loại, chúng ta cần chủ động tiệt trung và xử lý các loại rác nguy hại trước. Một số phương pháp tiệt trùng có thể dùng như dùng lò đốt ở nhiệt độ cao, dùng hóa chất khử trùng diệt khuẩn,….
Bạn đọc có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết tại 5+ Biện pháp xử lý rác thải y tế hiệu quả được ứng dụng phổ biến.
Bước 3 – Xử lý rác thải y tế không nguy hại
Bước 3 - Xử lý rác thải y tế không nguy hại
Bước tiếp theo của quy trình xử lý rác thải y tế là áp dụng cho nhóm đối tượng rác thông thường như giấy, vải, gỗ, nhựa,… Loại rác này không mang nguy cơ lây nhiễm nên chúng ta có thể lựa chọn xử lý bằng cách tái chế hoặc tiêu hủy. Trong đó, biện pháp tái chế vẫn luôn được khuyến khích và đánh giá cao bởi nó có thể tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu các nguy cơ tác động đến môi trường.
Lưu ý: Các loại rác thải khác như băng, gạc, bông y tế, dụng cụ y tế dùng 1 lần,… nếu không thể tái chế thì cần tuân thủ quy trình xử lý an toàn để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm.
Bước 4 – Lưu trữ và vận chuyển an toàn
Bước 4 - Lưu trữ và vận chuyển an toàn
Rác thải y tế sau khi được áp dụng các biện pháp xử lý tại chỗ cần được đóng gói, lưu trữ để vận chuyển an toàn đến khu vực xử lý cuối cùng. Khi thực hiện cần chú ý đánh dấu rõ ràng để phân biệt từng loại rác và nguồn gốc phát sinh. Điều này giúp cho việc định hướng phương án giải quyết tối ưu mà chúng ta có thể áp dụng.
Quy trình xử lý rác thải y tế với 4 bước vừa kể trên hiện đang được phần đa các đơn vị áp dụng. Trên thực tế, do đặc thù hoạt động và tính chất rác thải ở mỗi cơ sở có thể sẽ có sự khác biệt nên trong quá trình thực hiện, đôi khi cần có sự điều chỉnh nhất định ở một số công đoạn nhằm mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Tuy nhiên, dù triển khai như thế nào thì các yêu cầu về an toàn bắt buộc luôn phải đặt lên hàng đầu để ngăn chặn mọi nguy cơ lây nhiễm không mong muốn có thể phát sinh.
Bài viết trên đây đã chia sẻ thông tin chi tiết về quy trình xử lý rác thải y tế với 4 bước thực hiện. Bạn đọc quan tâm nếu muốn được tư vấn thêm, đừng ngại liên hệ ngay Hành Tinh Xanh theo hotline 0981 228 766 - 0912 026 829 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.
Bài viết khác
Danh Mục Sản Phẩm