Rác thải là gì? Phân loại, nguồn gốc, tác hại và cách xử lý
Rác thải vẫn luôn là một trong số những vấn đề nóng hổi những hậu quả khôn lường mà nó mang lại. Tham khảo bài viết để cùng hiểu rõ rác thải là gì và những vấn đề liên quan đến rác thải đang khiến cộng đồng toàn cầu nhức nhối.
Rác thải vẫn luôn là một trong những vấn đề nóng hổi trên toàn cầu
Các Nội Dung Chính
- 1. Rác thải là gì? Chất thải là gì? Khái niệm rác thải mà không phải ai cũng biết
- 2. Có mấy loại rác thải? - Các loại rác thải phổ biến tại Hà nội
- 3. Rác thải sinh ra từ đâu?
- 4. Tác hại của rác thải đối với môi trường và con người
- 5. Đánh giá tình trạng rác thải hiện nay
- 6. Cách xử lý rác thải tối ưu giúp bảo vệ môi trường
1. Rác thải là gì? Chất thải là gì? Khái niệm rác thải mà không phải ai cũng biết
Khi nhắc về rác thải, nhiều người thường có nhầm lẫn không nhỏ giữa chúng với chất thải. Trên thực tế, rác thải và chất thải là hai khái niệm khác nhau mặc dù cùng đều liên quan đến việc tiêu thụ và loại bỏ các vật liệu không còn nhu cầu sử dụng. Cụ thể như sau:
1.1. Rác thải là gì?
Rác thải sinh hoạt
Rác thải (garbage) thường chỉ những vật liệu không cần thiết, vô giá trị hoặc không còn sử dụng được nữa được tạo ra từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người.
Thông thường, rác thải sinh hoạt sẽ bao gồm các loại thức ăn thừa, hộp carton, bao bì sản phẩm, chai nhựa, vỏ lon nước, giấy,… Tùy theo đặc tính của từng loại, mà chúng sẽ được xếp vào các nhóm rác thải vô cơ, rác thải hữu cơ và rác thải tái chế. Thông tin chi tiết về 3 loại rác thải này, bạn đọc vui lòng theo dõi ở mục 2 trong bài viết nhé.
1.2 Chất thải là gì?
Chất thải
Chất thải (waste) là thuật ngữ bao gồm tất cả các loại vật liệu bị loại bỏ, không còn giá trị sử dụng, và có nguy cơ gây hại cho môi trường.
Chất thải có thể là các loại rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải y tế và các loại chất thải độc hại khác như hóa chất, thuốc trừ sâu, chất bảo quản,… Ngoài ra, chất thải cũng có thể là sản phẩm phụ hoặc quá trình phụ thuộc vào ngành công nghiệp hoặc hoạt động nhất định.
1.3 Phân biệt giữa chất thải và rác thải
Phân biệt rác thải và chất thải
Xét về góc độ phân tích, chất thải là khái niệm mang ý nghĩa bao hàm rộng hơn còn rác thải chỉ được xem như một bộ phận của nó.
Chất thải:
Áp dụng cho bất kỳ vật liệu nào bị loại bỏ từ tất cả các hoạt động như sinh hoạt, y tế, sản xuất,…. và có thể gây hại cho môi trường. Chất thải có thể tồn tại ở nhiều dạng: chất rắn, chất lỏng, chất khí.
Rác thải:
Chỉ các vật liệu không cần thiết và vô giá trì từ hoạt động sinh hoạt thường nhật của con người. Rác thải thường chỉ tồn rại ở dạng chất rắn không tan.
2. Có mấy loại rác thải? - Các loại rác thải phổ biến tại Hà nội
Có 3 loại rác thải phổ biến hiện nay mà chúng ta thường nhắc đến đó là: rác thải hữu cơ, rác thải vô cơ và rác thải tái chế. Thông tin cụ thể về từng loại như sau:
Rác thải hữu cơ là gì
Rác thải hữu cơ
Rác thải hữu cơ là một loại rác thải chủ yếu được tạo thành từ các vật liệu hữu cơ hoặc có nguồn gốc từ các sinh vật sống.
Các loại rác thải hữu cơ bao gồm:
- Thức ăn thừa trong gia đình và các loại rau, quả, cây cỏ đã mục nát.
- Thực phẩm, thức ăn thừa từ nhà hàng, quán ăn như thịt, xương, cá,…
- Các loại thực vật như cỏ, lá cây,…
- Các loại rác thải có nguồn gốc từ thực vật như giấy, bìa, rơm, bông, bã mía,…
Rác thải hữu cơ thường có đặc tính dễ phân hủy hoặc phân giải một cách tự nhiên thông qua quá trình phân hủy sinh học và vi sinh. Khi rơi vào môi trường đất các loại vi khuẩn, vi nấm và sinh vật khác sẽ tiến hành phân giải rác thải hữu cơ thành phân hữu cơ và chất hữu cơ khác. Từ đó, giúp đất trở nên giàu dinh dưỡng để cung cấp cho các loại thực vật khác trong hệ sinh thái.
Tuy nhiên, nếu rác thải hữu cơ bị đặt vào các môi trường không thích hợp như bãi rác không được phân loại sẽ không đảm bảo điều kiện phân hủy tự nhiên. Từ đó quá trình phân giải sẽ không thật sự hiệu quả và an toàn, thậm chí còn tạo ra chất thải ô nhiễm như Methane CH4 – một trong các tác nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính.
Rác thải vô cơ là gì
Rác thải vô cơ
Rác thải vô cơ là một loại rác thải không chứa các hợp chất hữu cơ hoặc các nguyên tố carbon.
Các loại rác thải vô cơ bao gồm:
- Kim loại: Nhôm, thép, sắt, đồng, kẽm, chì, thiếc, và các hợp kim khác.
- Thủy tinh: Chai, lọ, cốc, ly, bình đựng thủy tinh, cửa sổ thủy tinh, gương,…
- Gốm sứ: Đĩa, chén, tô,…
- Đá, đá granit, bê tông và gạch.
Rác thải vô cơ không thể phân hủy hoặc phân giải một cách tự nhiên trong môi trường theo các quá trình sinh học thông thường. Việc bảo quản và xử lý chúng sẽ đòi hỏi các cách thức đặc biệt, ví dụ như: nung chảy ở nhiệt độ cao, sử dụng như nguyên liệu trong công nghiệp, tái chế hoặc chôn lấp ở bãi rác thải vô cơ.
Để hạn chế những tác hại xấu cho môi trường, việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm có nguyên liệu từ các thành phần kim loại, thủy tinh,… cần được kiểm soát. Thêm vào đó, các hoạt động tái chế và tái sử dụng vật liệu vô cơ nên được khuyến khích để giảm lãng phí tài nguyên và góp phần ngăn chặn ô nhiễm môi trường.
Rác thải tái chế là gì
Rác thải tái chế
Rác thải tái chế là những vật liệu hoặc sản phẩm đã được sử dụng và sau đó được thu gom, xử lý và chuyển đổi thành nguyên liệu mới hoặc sản phẩm mới có giá trị sử dụng.
Các loại rác thải có thể được tái chế bao gồm:
- Giấy và bìa: Bao gồm hộp giấy, sách, báo, giấy tờ văn phòng,…
- Nhựa: Bao gồm chai nhựa, túi nhựa, đồ nhựa gia dụng,…
- Kim loại: Như nhôm, thép, sắt, đồng, kẽm,…
- Thủy tinh: Chai, ly, bình đựng thủy tinh,…
- Gốm sứ: Đĩa, chén, tô,…
Quá trình tái chế bao gồm các bước như thu gom, phân loại, xử lý và chế biến để chuyển đổi rác thải thành nguyên liệu hoặc sản phẩm mới. Ví dụ, giấy và bìa có thể được chế tạo thành giấy tái chế để sản xuất sách, hộp giấy, hoặc sản phẩm giấy khác. Nhựa có thể được chế tạo lại thành chai nhựa hoặc đồ nhựa gia dụng sử dụng trong sinh hoạt.
Tái chế rác thải có thể làm giảm sự lãng phí tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường và sự bành trướng của các bãi rác nhờ vào việc tái sử dụng các vật liệu đã có thay vì sản xuất lại từ nguyên liệu nguyên thủy. Chính vì thế, nó vẫn luôn là một trong những hoạt động quan trọng được cộng đồng khuyến khích để bả vệ môi trường và duy trì sự phát triển bền vững.
3. Rác thải sinh ra từ đâu?
Rác thải sinh ra từ nhiều nguồn khác nhau
Rác thải được sinh ra từ nhiều nguồn khác nhau trong cuộc sống hàng ngày của con người và các hoạt động công nghiệp. Điển hình như:
Sinh hoạt hàng ngày:
Bao gồm các loại thức ăn thừa, bao bì, chai lon, túi nhựa, vỏ hộp, đồ điện tử cũ, giấy và bìa bỏ đi,…
Công nghiệp và thương mại:
Các hoạt động công nghiệp và thương mại tạo ra rất nhiều rác thải, như bao bì, bọt xốp, vật liệu xây dựng cũ, sản phẩm từ ngành thực phẩm và đồ uống,…
Xây dựng và sửa chữa:
Các hoạt động xây dựng, sửa chữa và tháo dỡ cấu trúc gây ra rất nhiều rác thải xây dựng như xi măng, cát, gạch, đá, vật liệu cách nhiệt, sắt, thép,…
Y tế
Các cơ sở y tế như bệnh viện, phòng khám cung cấp rác thải y tế bao gồm kim tiêm, băng gạc, găng tay, vật liệu tiêu hao từ quá trình chăm sóc sức khỏe,...
Nông nghiệp
Bao gồm các loại rác như bao bì phân bón, túi nông nghiệp, phế phẩm cây trồng,…
Hình thành tự nhiên
Một số loại rác phát sinh từ môi trường tự nhiên như lá cây rụng, cành cây, cỏ, bùn đất,….
Tất cả những nguồn nêu trên đều có đóng góp vào việc tạo ra lượng lớn rác thải hàng ngày và mang đến áp lực không nhỏ cho quá trình quản lý và xử lý. Nếu không có biện pháp giải quyết hiệu quả, rác thải có thể mang đến rất nhiều tác hại cho môi trường lẫn con người.
4. Tác hại của rác thải đối với môi trường và con người
Rác thải gây ra nhiều tác hại đối với môi trường và con người. Dưới đây là một số tác động tiêu cực chính:
Ô nhiễm môi trường
Rác thải có thể gây ô nhiễm môi trường, đe dọa an toàn của các loại sinh vật sống, bao gồm cả con người
Nếu rác thải không được xử lý đúng cách, chúng sẽ tích tụ gây ảnh hưởng cảnh quan môi trường. Nghiêm trọng hơn, rác thải có thể xâm nhập vào đất, nước, không khí gây ra nguy hiểm cho hệ sinh thái và các loài sống. Trong đó, bao gồm cả con người chúng ta.
Giảm chất lượng nước
Rác thải mang theo các thành phần hóa chất, vi khuẩn, chất hữu cơ khi chảy vào sông, hồ, biển có thể làm tảo rêu phát triển mạnh. Quá trình này không chỉ gây ô nhiễm mà còn khiến nước thiếu oxy làm chất lượng nước bị giảm.
Đe dọa an toàn động – thực vật trong tự nhiên
Rác thải phá hủy môi trường sống các loại động – thực vật, làm mất đa dạng sinh học. Đặc biệt, các loại rác thải rắn như túi nilong, chai nhựa còn mang theo hiểm họa tiềm tàng khi động vật nuốt nhầm và dẫn đến tử vong hoặc chấn thương.
Lan truyền bệnh tật
Rác thải, đặc biệt là rác thải y tế, có thể chứa các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và vi kính. Nếu thiếu sự quản lý và xử lý đúng cách, chúng có thể phát tán các mầm bệnh ra bên ngoài và gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và các sinh vật khác.
5. Đánh giá tình trạng rác thải hiện nay
Tình trạng rác thải hiện nay đang ở mức báo động mang đến thách thức cho nhiều cộng đồng
Tình trạng rác thải hiện nay vẫn đang gặp phải nhiều thách thức và có tác động tiêu cực đáng lo ngại đến môi trường và con người. Cụ thể như:
Tăng lượng rác thải
Sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế đã thúc đẩy quá trình sản sinh ra rác thải trong mọi hoạt động của con người. Đặc biệt, rác thải sinh hoạt và rác thải nhựa đang tăng nhanh chóng do sự tiêu dùng và sự sử dụng các sản phẩm bao bì và đồ nhựa. Tại Việt Nam, lượng rác được thải ra gần 70 .000 tấn mỗi năm, trong đó riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM đã chiếm đến 15.000 tấn rác thải.
Ô nhiễm nhựa
Nhựa là một trong những loại rác thải gây nhiều lo ngại nhất hiện nay. Tình trạng sử dụng quá mức và xử lý không đúng cách đã và đang gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là ở khu vực biển và sông ngoài.
Quản lý rác thiếu hiệu quả
Một số quốc gia trên thế giới vẫn đang đối mặt với vấn đề quản lý rác thải không hiệu quả. Thiếu hạ tầng xử lý rác thải, hệ thống thu gom không đủ và thiếu ý thức về tái chế và phân loại rác thải đang gây ra những vấn đề môi trường nghiêm trọng.
Hiệu suất tái chế rác thải chưa cao
Tại nhiều nước hiệu suất tái chế rác thải còn thấp không chỉ gây lãng phí mà còn đe dọa nghiêm trọng đến môi trường. Tại Việt Nam, chúng ta đang lãng phí đến 3 tỷ USD mỗi năm do không tái chế nhựa.
6. Cách xử lý rác thải tối ưu giúp bảo vệ môi trường
Đứng trước những tác hại và thực tế tình trạng rác thải nghiêm trọng, chúng ta cần chung tay tìm ra biện pháp xử lý hiệu quả. Sau đây là một số biện pháp nổi bật mà các cộng đồng có thể áp dụng để đối phó với vấn đề này:
6.1. Sử dụng thùng rác để phân loại rác trước khi xử lý
Sử dụng thùng phân loại rác để phân nhóm rác giúp định hướng xử lý hiệu quả, thuận tiện hơn
Sử dụng thùng rác nhựa phân loại để lọc riêng từng nhóm rác dựa trên đặc điểm tính chất của chúng sẽ giúp bạn định hướng biện pháp xử lý hiệu quả và thuận lợi hơn. Điều này không chỉ giúp tạo điều kiện cho việc tái chế rác mà còn giảm tải cho các khu vực xử lý và ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm. Thêm vào đó, khi duy trì hoạt động này thường xuyên còn giúp nâng cao nhận thức cho cộng đồng xungh quanh và giúp mọi người cùng hình thành thói quen có lợi cho môi trường sống.
Tham khảo thêm 1 số loại thùng rác tại: https://hanhtinhxanh.com.vn/thung-rac.html
6.2. Tái chế những loại rác thải phù hợp
Tái chế rác giúp giảm lãng phí tài nguyên và ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm
Tận dụng tái chế những loại rác có khả năng tái chế để giảm lãng phí tài nguyên và hạn chế xả rác ra môi trường là một trong những biện pháp tối ưu nhất. Một số ý tưởng tái chế rác thải đơn giản nhất mà bạn có thể tham khảo như:
- Tái chế giấy bằng cách sử dụng giấy in hai mặt, tái sử dụng giấy đã dùng để làm giấy nháp, giấy ghi chú,…
- Tái chế chai lọ nhựa làm chậu trồng cây, trồng hoa trang trí nhà cửa.
- Tái chế lốp xe ô tô để làm vườn hoặc làm xích đu ngoài trời.
- Tái chế chai lọ thủy tinh làm bình cắm hoa hay đèn chùm,…
Với các loại rác thải khác mà bạn không còn nhu cầu sử dụng, bạn có thể thu gom và bán lại cho cơ sở tái chế để họ áp dụng công nghệ xử lý phù hợp để chế tạo ra các sản phẩm hữu dụng khác.
Xem chi tiết tại đây: Quy trình xử lý rác thải hiệu quả
6.3. Cách thu gom rác hiệu quả
Thiết lập hệ thống thu gom rác hiệu quả
Trang bị đầy đủ số loại và chủng loại thùng rác để giúp việc thu gom hiệu quả hơn
Bằng cách sắp xếp đầy đủ số lượng và chủng loại thùng rác tại các vị trí thuận tiện và dễ tiếp cận với mọi người. Đồng thời, xây dựng kế hoạch vận chuyển và xử lý rác sau khi thu gom phù hợp.
Nâng cao nhận thức cộng đồng
Hướng dẫn mọi người phương pháp phân loại rác, khuyến khích các ý tưởng tái chế rác thải, tái sử dụng đồ dùng cũ. Điều này sẽ góp phần giúp giảm lượng rác thải ra môi trường và hỗ trợ quá trình thu gom, xử lý hiệu quả hơn.
Ứng dụng công nghệ
Áp dụng công nghệ thông minh với chức năng cảm biến được thiết lập giúp cảnh báo mức độ đầy của thùng chứa giúp nhân viên vệ sinh tiến hành thu gom kịp thời, đúng lúc. Từ đó, giúp tối ưu hóa năng suất làm việc và tránh lãng phí nhân lực.
Trên đây là môt số chia sẻ giúp giải đáp câu hỏi rác thải là gì cũng như các thông tin liên quan đến rác thải đang khiến cộng đồng quan tâm. Hẳn rằng, thông qua đó bạn đọc đã có thêm được không ít những kiến thức hữu ích về một trong những vấn đề nổi cộm nhất hiện nay. Trong trường hợp còn có bất cứ băn khoăn nào khác, đừng ngại liên hệ ngay Hành Tinh Xanh để được hỗ trợ thêm nhé.
Thông tin liên hệ:
TRỤ SỞ CHÍNH
Địa chỉ: 524 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Số điện thoại:0981 228 766
CHI NHÁNH PHÍA NAM
Địa chỉ: 167/2 đường Bờ Bao Tân Thắng, P.Sơn Kỳ, Q.Tân Phú, TP.HCM.
Số điện thoại:0912 026 829
Bài viết khác
Danh Mục Sản Phẩm